Gỗ thông ghép đang là khuynh hướng mới trong ngành nội thất hiện nay. ưu thế của sản phẩm này là có độ bền cao mà giá thành lại rẻ. Vậy gỗ thông ép được ứng dụng như thế nào trong ngành nội thất? Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của gỗ thông ghép
Gỗ thông ghép là ván gỗ công nghiệp khổ lớn được ghép từ các thanh gỗ thông tự nhiên, bằng các loại keo chuyên dụng dưới nhiệt độ và áp suất theo quy định.
Ván gỗ thông ghép được cấu tạo gồm 3 phần chính: Gỗ thông tự nhiên, keo dán và bề mặt. Đặc tính của gỗ thông ghép là có độ bền lâu, trọng lượng nhẹ, chịu nhiệt và tác động lực cao. Hơn nữa, gỗ thông còn có hương thơm dịu nhẹ. Gỗ thông ghép được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên hoàn toàn có thể thay thế gỗ tự nhiên trong thi công và thiết kế nội thất.
Ứng dụng của gỗ thông ghép
Dùng làm đồ nội thất
Gỗ thông ghép có các vân gỗ tự nhiên, màu sắc đẹp, độ bền cao lại có trọng lượng nhẹ nên thường được dùng làm các sản phẩm nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ,… Các sản phẩm này luôn đạt chất lượng tốt và giá trị thẩm mỹ cao không kém gì gỗ tự nhiên. Gỗ thông ghép có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên. Tính thẩm mỹ của các sản phẩm nội thất từ gỗ thông ghép cũng được đánh giá cao. Vì thế, gỗ thông ghép là vật liệu chính để sản xuất các loại bàn ghế văn phòng, bàn ghế trường học, trang trí cho các cửa hàng, quán ăn,…
Dùng làm lót sàn và ốp tường
Bên cạnh dùng làm nội thất, gỗ thông ghép còn được dùng làm lót sàn và ốp tường. Loại gỗ thông ép AC được ưa chuộng để lót sàn và ốp tường. Bởi gỗ thông ép AC có chi phí rẻ, phù hợp với khá nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm này còn đảm bảo mặt sàn có chất lượng tốt, vân gỗ bắt mắt. Đặc biệt, dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Nguồn: Công dụng của gỗ thông ghép đối với ngành nội thất hiện đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét